AstraZeneca lần đầu tiên phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các Hội chuyên ngành tổ chức Hội nghị “Vì Lá Phổi Khỏe” tại Việt Nam nhằm thúc đẩy những cải tiến cho bệnh nhân bệnh hô hấp tại Châu Á



Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam – Hưởng ứng ngày Hen thế giới và minh chứng cho cam kết về việc tiếp tục nâng cao chăm sóc sức khỏe tại khu vực châu Á, AstraZeneca lần đầu tiên phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế và các Hội chuyên ngành tổ chức Hội nghị “Vì Lá Phổi Khỏe” ngày 4/5/2018 với sự tham gia của các chuyên gia đến từ 9 quốc gia trong khu vực châu Á nhằm xác định và chia sẻ các phương pháp thực hành tốt nhất, đồng thời xây dựng sự hợp tác trong khu vực để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về các vấn đề chung và khuyến khích việc áp dụng các sáng kiến mang tính quốc gia giúp cải thiện đáng kể tiêu chuẩn về chăm sóc sức khỏe bệnh hô hấp.

04

Với sự hợp tác Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y Tế Việt Nam, Hội Lao và Bệnh Phổi Việt Nam, Hội Hô hấp Việt Nam, Hội Hen-Dị ứng-Miễn dịch lâm sàng thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên mà AstraZeneca đã giới thiệu và phát động chương trình lá phổi khỏe. Trong giai đoạn 3 năm (2017 – 2020), chương trình hướng đến mục tiêu gia tăng nhận thức đúng về bệnh, nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị, cải thiện hạ tầng và chất lượng của các đơn vị quản lý hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT), để hỗ trợ đạt các mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ đề ra trong Chiến lược quốc gia về phòng ngừa và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm từ năm 2015 đến năm 2025.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết: “Tăng tỷ lệ chẩn đoán sớm, điều trị và quản lý tốt bệnh hen và BPTNMT là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược chăm sóc sức khỏe quốc gia. Và sáng kiến Lá Phổi Khỏe của AstraZeneca đã được giới thiệu đúng lúc để góp phần đồng hành cùng chúng tôi đạt được những mục tiêu này nhanh hơn. Trong kế hoạch của chương trình, chúng tôi hướng tới mục tiêu thiết lập và cải thiện 150 phòng quản lý bệnh hen và BPTNMT trong giai đoạn 2017-2020, và chúng tôi đang nỗ lực không ngừng để thực hiện mục tiêu này.”

Kể từ khi thực hiện, các chuyên gia hàng đầu về Hô hấp Việt Nam đã cùng nhau thảo luận để đề xuất và tiến đến đồng thuận về một số nội dung quan trọng: Xây dựng hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hen và BPTNMT; Bệnh án quản lý ngoại trú bệnh nhân hen và BPTNMT; Tiêu chuẩn và cách thức đánh giá một phòng khám ngoại trú hen và BPTNMT đạt chuẩn cũng như tiến hành nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả của chương trình khi thực hiện ở các tuyến cơ sở.

PGS. Lê Thị Tuyết Lan cho biết, “Bên cạnh việc tài trợ 20 máy hô hấp ký và 500 máy phun khí dung trong năm 2017, trong năm bản lề 2018, chương trình sẽ hướng đến mục tiêu tài trợ thành lập mới và cải thiện 50 đơn vị quản lý hen và BPTNMT trên cả nước nhằm giúp hơn 9.000 bệnh nhân sẽ được chẩn đoán sớm và tiếp cận điều trị phù hợp trong năm 2018. Trong đó, tài trợ sinh hoạt cho 40 câu lạc b bệnh nhân, giúp mang lại lợi ích 3.250 bệnh nhân trong việc nhận thức đúng về quản lý bệnh; 10 chương trình tầm soát miễn phí,  giúp 1.800 bệnh nhân tiếp cận chẩn đoán sớm; đào tạo và cấp chứng chỉ cho 120 bác sĩ và kỹ thuật viên thuộc 50 đơn vị; cung cấp thông tin y khoa cập nhật cho hơn 1.000 cán bộ y tế .” Đơn vị đầu tiên của năm 2018 cũng sẽ được thành lập tại Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Khánh Hòa vào tháng 5/2018.

Chương trình được xây dựng dựa trên cam kết của AstraZeneca về hỗ trợ tính bền vững thông qua các quan hệ đối tác và hợp tác hiệu quả với các Lực lượng chuyên biệt tại mỗi quốc gia được thành lập trên toàn khu vực. Hội nghị “Lá Phổi Khỏe” đã tập hợp các đại diện của các Lực lượng chuyên biệt trên để cùng nhau thảo luận về tiến độ so với các mục tiêu tương ứng, chia sẻ các thông lệ thực hành tốt nhất và xây dựng động lực cho chương trình “Lá Phổi Khỏe” trên toàn Châu Á nhằm cải thiện sức khỏe bệnh hô hấp.

Bệnh hen ảnh hưởng đến khoảng 315 triệu người trưởng thành trên thế giới1 và có hơn 107 triệu người ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang sống chung với bệnh hen2. Tuy nhiên, chưa đến 1/3 bệnh nhân hen trên thế giới được điều trị bằng liệu pháp dự phòng3 và chỉ có dưới 10% bệnh nhân BPTNMT đang tìm kiếm phương pháp điều trị. Lực lượng chuyên biệt Lá Phổi Khỏe hỗ trợ sự hợp tác và hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ giữa 9 quốc gia để cải thiện kết quả cho các bệnh nhân bị bệnh về hô hấp trên toàn khu vực. Được bắt đầu từ năm 2017, chương trình đã tiếp cận 134.000 người thông qua các hoạt động giáo dục, chẩn đoán và điều trị bệnh hen và BPTNMT.

Tại Việt Nam, có 4,1% dân số bị mắc bệnh hen suyễn4, nhưng chỉ có 29,1% trong số đó được điều trị bằng liệu pháp dự phòng hen suyễn4. Trong khi đó, tỷ lệ mắc BPTNMT khoảng 4,2% dân số trên 40 tuổi5 và 37,5% người mắc BPTNMT trưởng thành được ghi nhận có triệu chứng nghiêm trọng6, điều này gây ảnh hưởng đến công việc và hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh hô hấp là một vấn đề ngày càng gia tăng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn cầu, đặt gánh nặng đáng kể lên các hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhiều quốc gia tại châu Á, trong đó có Việt Nam. Chương trình “Lá Phổi Khỏe” tập trung vào các hành động thực tế, khuyến khích các bên liên quan cùng nhau phát triển các giải pháp chính sách nhằm nâng cao năng lực của các hệ thống chăm sóc y tế quốc gia để hỗ trợ bệnh nhân tốt hơn. PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP.HCM nhấn mạnh: “Hội nghị là một cơ hội tuyệt vời để đánh giá về mức độ đạt được mục tiêu này của các quốc gia và tạo đà cho tương lai.”

Ông Joris Silon, Phó chủ tịch AstraZeneca tại khu vực châu Á cho biết: “Điều quan trọng là phải hiểu được những thách thức mà nhiều quốc gia tại châu Á đang đối mặt để vượt qua các mối đe dọa do các tình trạng về hô hấp gây ra. Tại AstraZeneca, chúng tôi hợp tác với các bác sĩ, các nhà hoạch định chính sách và hỗ trợ các bệnh nhân để kết hợp các lực lượng trong việc theo đuổi các mục tiêu chung. Hội nghị Lá Phổi Khỏe mang đến cơ hội để các quốc gia có thể học hỏi lẫn nhau, chia sẻ các ví dụ thực tiễn nổi bật về những gì chúng ta có thể đạt được bằng cách làm việc cùng nhau ở tầm quốc gia và trong khu vực để mang lại những cải tiến hữu hình cho bệnh nhân.

Về chương trình Lá Phổi Khỏe

AstraZeneca đã triển khai chương trình “Lá Phổi Khỏe Châu Á” tại 9 quốc gia châu Á với mục tiêu kiến nghị đến những nhà hoạch định chính sách y tế về thực trạng của các bệnh hô hấp như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) và ung thư phổi ở chín thị trường tại Châu Á nhằm xây dựng và nâng cao năng lực cho hệ thống y tế địa phương trong việc quản lý các căn bệnh này.

Năm 2017, chương trình “Lá Phổi Khỏe Châu Á” đã chứng kiến sự thành lập và tiến bộ của các Lực lượng hô hấp chuyên biệt, thúc đẩy vận động các chính sách và các sáng kiến chính sách nhằm cải thiện kết quả bệnh nhân ở cấp quốc gia. Vào năm 2018, Hội nghị “Lá Phổi Khỏe” đã tập hợp các đại diện của Lực lượng này để thảo luận về tiến độ so với các mục tiêu tương ứng của họ, chia sẻ các phương pháp thực hành hiệu quả nhất và các kế hoạch đề ra cho năm tới.

Về AstraZeneca

AstraZeneca là tập đoàn dược và dược sinh học dựa trên phát minh, chuyên nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa thuốc điều trị chuyên biệt mới trong các lĩnh vực chính bao gồm bệnh tim mạch, đái tháo đường, hô hấp, và ung thư. Tập đoàn cũng hoạt động trong một số lĩnh vực khác như miễn dịch, khoa học thần kinh và truyền nhiễm. AstraZeneca là một tập đoàn toàn cầu hiện đang hoạt động tại hơn 100 quốc gia và sở hữu các loại thuốc tiên tiến được hàng triệu bệnh nhân trên thế giới tin dùng. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.astrazeneca.com hoặc theo dõi tài khoản Twitter của chúng tôi @AstraZeneca.

Trích https://kcb.vn/cuc-quan-ly-kham-chua-benh-cac-hoi-chuyen-nganh-va-astrazeneca-phoi-hop-to-chuc-hoi-nghi-thuong-dinh-vi-la-phoi-khoe-tai-viet-nam-nham-thuc-day-nhung-cai-tien-cho-benh-nhan-benh-ho.html 

1 – To T et al. Global asthma prevalence in adults: findings from cross-sectional world health survey. BioMed Central Public Health. 2012: 12(204)
2 – World Health Organization, Global status report on non-communicable diseases 2014.
3 – Bachtlar, D. Prevalence of asthma control test (ACT) in the asthma outpatient Persahabatan Hospital Jakarta in May to July 2009 (thesis). Jakarta: Universitas Indonesia; 2010. Indonesian.
4 – Thuy Hanh Tran, Van Doan Nguyen. Epidemiology of adults asthmatics in Viet Nam: results from cross-sectional study nationwide. 23rd ASCIA 2012
5 – Nhung NV, Sy DN. National prevalence survey of chronic obstructive pulmonary disease in Viet Nam. 42nd Union World Congress on Lung Health. 2011
6 – Lim et al. Impact of chronic obstructive pulmonary disease (COPD) in the Asia-Pacific region: the EPIC Asia population-based survey. Asia Pacific Family Medicine (2015) 14:4

Tin khác đã đăng

Hội Phổi Việt Nam
CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH
healthy lung vietnam
AstraZeneca
Hội Hô hấp Việt Nam
Hội Hen - Dị Ứng - Miễn Dịch Lâm Sàng TP.HCM