6. Tôi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), vào buổi sáng, khi phối hợp Symbicort (Budesonide/Formoterol) và Spiriva (Tiotropium) thì nên sử dụng thuốc nào trước? Và sau bao lâu sử dụng thuốc tiếp theo?
Câu hỏi: Tôi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), vào buổi sáng, khi phối hợp Symbicort (Budesonide/Formoterol) và Spiriva (Tiotropium) thì nên sử ...
Câu hỏi: Tôi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), vào buổi sáng, khi phối hợp Symbicort (Budesonide/Formoterol) và Spiriva (Tiotropium) thì nên sử dụng thuốc nào trước? Và sau bao lâu sử dụng thuốc tiếp theo?
Câu trả lời:
Một số bệnh nhân COPD sẽ được chỉ định phối hợp Symbicort (Budesonide/Formoterol) với Spiriva (tiotropium) để kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ đợt cấp trong tương lai. Hiện tại, chưa có dữ liệu về tương tác thuốc khi sử dụng Symbicort (Budesonide/Formoterol) cùng với Sprivira (tiotropium).
Mặc dù chưa tiến hành nghiên cứu tương tác thuốc chính thức, tiotropium bromide đã được dùng với các thuốc điều trị COPD phổ biến khác, bao gồm các thuốc giãn phế quản cường giao cảm, methylxanhine, steroid uống và hít, mà không thấy bằng chứng tương tác thuốc trên lâm sàng.
Các thuốc thường dùng kết hợp (LABA/ICS và kết hợp của chúng) được sử dụng cho bệnh nhân COPD chưa được phát hiện gây thay đổi nồng độ Tiopotrium
Thông tin kê toa cho chỉ định điều trị COPD thì:
Spiriva (Tiotropium): 2 hít/lần x 1 lần/ngày
Symbicort (Budesonide/Formoterol): 2 hít/lần x 2 lần/ngày
Đối với Spiriva (Tiotropium) thì bệnh nhân nên hít vào một giờ nhất định trong ngày. Tương tự Symbicort (Bud/For) cũng nên hít vào những khung giờ cố định trong ngày, và 2 lần hít nên cách nhau 12 tiếng.
Tài liệu tham khảo:
Thông tin kê toa Symbicort và Spiriva tại Việt Nam
https://www.drugs.com/interactions-check.php?drug_list=2202-16896,432-2530
PGS.TS.BS. Nguyễn Viết Nhung (Chủ tịch Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam)
ThS.BS. Vũ Văn Thành (Uỷ viên Ban Thường vụ Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam)
Tin khác đã đăng
- 9. Nếu tôi ngừng hút thuốc lá, phổi của tôi liệu sẽ hồi phục trở lại như người chưa bao giờ hút thuốc không? 01/04/2019
- 8. Bệnh Hen/bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có di truyền không? 01/04/2019
- 7. Bệnh nhân Hen hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nên ăn những gì và kiêng ăn những gì? Thực phẩm nào tốt cho bệnh nhân Hen hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính? 01/04/2019
- 5. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của tôi khi nào mới khỏi hoàn toàn? 01/04/2019
- 4. Tôi bị bệnh hen/COPD thì vận động gắng sức có sao không? 01/04/2019