Hướng dẫn điều trị hen trẻ em Nhật Bản 2017
Hội Dị Ứng và Miễn Dịch Lâm Sàng Nhi Nhật Bản bổ sung một vài sửa đổi nhỏ về Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hen Trẻ Em 2012 (JPGL 2012) trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh dị ứng của Nhật Bản 2017 (JAGL 2017).
Hội Dị Ứng và Miễn Dịch Lâm Sàng Nhi Nhật Bản bổ sung một vài sửa đổi nhỏ về Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hen Trẻ Em 2012 (JPGL 2012) trong Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Các Bệnh Dị Ứng Của Nhật Bản 2017 (JAGL 2017). Chuyên đề Hen trẻ em trong JPGL 2017 cung cấp thông tin về cách chẩn đoán hen ở trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên (0-15 tuổi). JPGL 2017 đưa ra khuyến cáo về thực hành lâm sàng tốt trong quản lý hen trẻ em, bao gồm đợt điều trị cấp, điều trị với thuốc hay không cần thuốc. Hướng dẫn điều trị này thu hút được sự quan tâm của những bác sĩ không chuyên khoa hô hấp trong xử trí hen trẻ em. JPGL khác với Hướng Dẫn Điều Trị Hen Toàn Cầu GINA ở chỗ JPGL nhấn mạnh việc chẩn đoán và can thiệp sớm hen ở trẻ em dưới 2 tuổi hoặc 2-5 tuổi.
Lựa chọn đầu tiên của điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện triệu chứng. Can thiệp bằng thuốc, bao gồm tăng hoặc giảm bậc trong điều trị dài hạn dựa vào tình hình kiếm soát hen hiện tại được trình bày dễ hiểu, phù hợp với điều trị hen trẻ em hằng ngày trên thực tế lâm sàng. JAGL cũng khuyến cáo sử dụng bài kiểm tra chẩn đoán ở trẻ em để bác sĩ có thể loại bỏ hoàn toàn những tác nhân góp phần dẫn đến cơn kịch phát và sử dụng các thuốc kháng viêm phù hợp (ví dụ: corticosteroids hít và đối kháng thụ thể leukotrienes)
Theo JPGL 2017, tỉ lệ tử vong do hen trẻ em 0-4 tuổi cao hơn so với các nhóm còn lại. Những cơn kịch phát xảy ra đột ngột và sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị là nguyên nhân phổ biến gây tử vong do hen. Bên cạnh đó, chẩn đoán sai lệch về độ nặng của cơn kịch phát và phụ thuộc quá mức vào các ống hít định liều (pMDI) của thuốc đồng vận thụ thể beta-2 tác động ngắn (SABA) cũng dẫn đến tử vong do hen.
Do đó, chẩn đoán, điều trị sớm và chính xác cũng như nâng cao nhận thức của bệnh nhân về quá trình kiểm soát hen là rất quan trọng để giảm tỉ lệ tử vong do hen. Bệnh nhân cần được được cung cấp những hướng dẫn đầy đủ về cách sử dụng SABA trong cơn cấp, điều trị sớm và đầy đủ với thuốc kháng viêm như corticosteroids hít và đảm bảo tuân thủ trong suốt quá trình điều trị hen).
Tài liệu tham khảo:
Japanese guidelines for childhood asthma 2017. H. Arakawa et al. / Allergology International 66 (2017) 190-204
Tin khác đã đăng
- CHĂM SÓC TRẺ EM HEN (≤ 5 TUỔI) ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ 30/04/2024
- CÁCH XỬ TRÍ CƠN HEN PHẾ QUẢN CẤP CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI 29/05/2023
- CÁCH XỬ TRÍ CƠN HEN PHẾ QUẢN CẤP CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI 29/05/2023
- CHĂM SÓC TRẺ EM HEN (≤ 5 TUỔI) ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ 30/04/2023
- HEN PHẾ QUẢN VÀ COVID-19 (BÀI VIẾT DÀNH CHO NHÂN VIÊN Y TẾ) 13/03/2023