CHĂM SÓC TRẺ EM HEN (≤ 5 TUỔI) ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ



CHĂM SÓC TRẺ EM HEN (≤ 5 TUỔI) ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ (Bài viết dành cho Nhân viên Y tế) Tác giả: Ths.BS. Trần Thị ...

CHĂM SÓC TRẺ EM HEN (≤ 5 TUỔI) ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ

(Bài viết dành cho Nhân viên Y tế)

Tác giả: Ths.BS. Trần Thị Kim Thu

Khoa Thăm dò chức năng Hô hấp – Bệnh Viện Đại Học Y Dược Cơ Sở 1

Hiệu đính: PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan

Chủ tịch Liên chi Hội Hen – Dị ứng & Miễn dịch lâm sàng TP.HCM

  1. MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ HEN Ở TRẺ EM (≤ 5 tuổi)1,2:
  • Đạt được kiểm soát triệu chứng tốt và duy trì mức độ hoạt động bình thường.
  • Hạn chế nguy cơ tương lai: nghĩa là giảm nguy cơ cơn hen cấp, duy trì chức năng hô hấp và sự phát triển phổi càng gần bình thường càng tốt, và hạn chế đến mức tối thiểu các tác dụng phụ của thuốc.

Duy trì mức độ hoạt động bình thường là đặc biệt quan trọng ở trẻ nhỏ bởi vì tham gia chơi đùa là quan trọng đối với sự phát triển xã hội và thể chất của chúng.

Để đạt mục tiêu điều trị hen thì cần kết hợp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc:

  1. ĐIỂU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC
  2. Cách phòng tránh các yếu tố khởi phát cơn hen3:
  • Giữ ấm cổ ngực khi trời lạnh.
  • Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ.
  • Loại trừ mùi nồng gắt hoặc nước hoa trong nhà nếu đây là những tác nhân khiến trẻ lên cơn (xịt phòng, dầu gội, dưỡng ẩm mùi nước hoa…).
  • Nếu bị dị ứng với lông thú, nên nhốt ở ngoài trời và không để trẻ tiếp xúc.
  • Diệt gián và các thú gặm nhấm khác.
  • Tránh ẩm mốc: để nhà cửa thông thoáng, hút ẩm. Xử lý ẩm mốc.
  • Nơi ngủ của trẻ: không nên trải thảm, không để thú nuôi lên giường, không có mùi thuốc lá/ mùi nồng gắt. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn mền bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng.
  • Duy trì không khí sạch và trong lành: mở cửa sổ thông thoáng. Nhưng nếu có ô nhiễm không khí bên ngoài, cần đóng cửa sổ lại.
  1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em bị hen:

Dị ứng thức ăn có thể gặp ở một số ít trẻ nhỏ. Vì vậy, việc tránh hoàn toàn thường không cần thiết, và sự nhạy cảm thường giảm xuống khi kiểm soát hen có cải thiện.

Ngoài hải sản, bò, gà, trứng… Cần lưu ý một số phụ gia trong thức ăn:

+ Sulfite: chất bảo quản thức ăn và thuốc thường gặp được tìm thấy trong các thức ăn như cà chua đã chế biến, tôm, quả khô, bia và rượu vang, mắm, tương chao và các thực phẩm lên men như trái cây quá chín1

+ Các chất phụ gia thực phẩm như Benzoate, phẩm vàng, Tartrazine, Monosodium glutamate (bột ngọt): Ít có chứng cứ hơn1

Các hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ:

  • Bệnh hen không điều trị đơn thuần được bằng chế độ dinh dưỡng.
  • Trẻ hen chỉ cần kiêng cữ đúng loại thực phẩm gây lên cơn hen
  • Ăn nhiều trái cây và rau xanh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp trẻ tăng trưởng, qua đó có thể giúp kiểm soát hen tốt hơn.
  1. Giảm cân với trẻ béo phì1
  2. Chích ngừa Cúm mỗi năm một lần1
  3. Tập luyện thể lực1:

Trong các môn thể dục, môn bơi lội có thể gia tăng khả năng gắng sức; làm tăng chức năng hô hấp và tăng sức khỏe tim-phổi. Cần hướng dẫn gia đình trẻ:

  • Cách tránh phơi nhiễm Chlorine và Trichloramine ở hồ bơi.
  • Khởi động tốt trước khi vận động hoặc dùng SABA trước khi hoặc trong khi vận động.

III. ĐIỂU TRỊ BẰNG THUỐC:

  1. Chỉ định điều trị hen2:

Nên chỉ định điều trị thuốc kiểm soát hen cho trẻ trong các trường hợp sau:

  • Kiểu triệu chứng gợi ý chẩn đoán hen và những triệu chứng này không được kiểm soát và/hoặc trẻ thường có các đợt khò khè (từ 3 đợt trở lên trong một mùa).
  • Trẻ có những đợt khò khè nặng khởi phát bởi virus dù ít thường xuyên (1-2 đợt trong một mùa).
  • Trẻ đang được theo dõi hen và cần phải sử dụng thường xuyên SABA hít (>1-2 lần/tuần).
  • Trẻ vào viện vì cơn hen nặng/nguy kịch.
  1. Điều trị Hen duy trì ở trẻ em:

Điều trị theo mức độ kiểm soát triệu chứng1

Điều trị hen ở trẻ nhỏ theo phương pháp từng bậc (Bảng1), với thuốc điều chỉnh lên hoặc xuống để đạt kiểm soát triệu chứng tốt và hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ tương lai của cơn hen cấp và tác dụng phụ của thuốc. Nhu cầu điều trị với thuốc kiểm soát nên được đánh giá lại đều đặn

Các mục tiêu của xử trí hen đạt được thông qua sự cộng tác giữa cha mẹ/người chăm sóc và nhân viên y tế, theo chu trình:

  • Đánh giá
  • Điều chỉnh điều trị
  • Xem lại đáp ứng bao gồm hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc

Bảng 1. Xử trí hen theo từng cá nhân ở trem 5 tuổi và nhỏ hơn

Cân nhắc dùng ICS ngắn hạn lúc khởi phát nhiễm virus

 

Bảng 2: Lựa chọn điều trị cho trẻ 0-2 tuổi2

  Thuốc chọn lựa Đánh giá sau 4 tuần
Hen khởi phát do virus

 

LTRA

 

Có đáp ứng tốt: ngưng thuốc rồi theo dõi

 

Không đáp ứng: chuyển sang ICS, khám chuyên khoa

 

– Hen khởi phát nhiều yếu tố hay có bằng chứng về dị ứng

–   Hen dai dẳng

ICS liều thấp

 

Có đáp ứng tốt: tiếp tục đủ 3 tháng, rồi xem xét giảm liều

 

Không đáp ứng:

– Khám chuyên khoa

– ICS liều trung bình

– Hay phối hợp LTRA

 

Lựa chọn dụng cụ hít cho trẻ dưới 5 tuổi1

Bảng 3: Lựa chọn dụng cụ hít cho trẻ dưới 5 tuổi

Tuổi Dụng cụ khuyến cáo Dụng cụ thay thế
0-3 tuổi MDI với buồng đệm và mặt nạ Phun khí dung với mặt nạ
4-5 tuổi MDI với buồng đệm và ống ngậm MDI với buồng đệm và mặt nạ, hoặc phun khí dung với ống ngậm hoặc mặt nạ

Phun khí dung là lựa chọn thay thế hiệu quả cho bình xịt định liều (MDI) với buồng đệm. Lợi ích của liệu pháp phun khí dung4,5,6:

  • Trẻ có thể thở bình thường khi sử dụng
  • Ít sai sót khi đưa thuốc vào phổi
  • Có thể phun đồng thời cùng với oxy bổ sung
  • Có thể pha chung với các thuốc tương thích khác
  • Có thể điều chính liều hay đưa thuốc liều cao vào phổi
  • Giúp làm ẩm đường thở

Những trường hợp có thể ưu tiên sử dụng máy khí dung7:

  • Cần pha nhiều loại thuốc
  • Cần dùng thuốc ở mức liều cao
  • Tình trạng cấp tính (cơn hen cấp, viêm thanh khí phế quản cấp, …)
  • Trẻ hít kém hiệu quả
  • Trẻ 0 – 2 tuổi
  • Cần phun khí dung liên tục
  1. Tái khám2:
  • Sau mỗi cơn hen cấp, trẻ cần được tái khám trong vòng 1 tuần.
  • Trẻ cần được tái khám sau 1 – 3 tháng bắt đầu điều trị, sau đó 3-6 tháng/ lần
  • Cần đánh giá mức độ kiểm soát hen (Bảng 4), yếu tố nguy cơ, tuân thủ điều trị, tác dụng phụ của thuốc và hỏi cha/mẹ trẻ có lo lắng gì không ở mỗi lần tái khám. Gia đình không nên tự ý ngưng điều trị.
  • Theo dõi chiều cao của trẻ ít nhất 1 lần/ năm.
  • Nếu trẻ có thể đo được hô hấp ký hoặc dao động xung ký, cần tiến hành đo mỗi 3 tháng một lần để giúp quyết định nâng hoặc giảm bậc điều trị.

Đối với trẻ có triệu chứng theo mùa và thuốc kiểm soát hàng ngày đã dừng, cha mẹ/người chăm sóc nên được cung cấp bản kế hoạch hành động hen mô tả: dấu hiệu hen trở nặng, các thuốc nên bắt đầu điều trị, và liên lạc với cơ sở chăm sóc y tế khi nào và bằng cách nào1.

Đánh giá mức độ kiểm soát hen của trẻ tại mỗi lần tái khám:

Trong 4 tuần vừa qua, trẻ 1,2:

    Mức độ kiểm soát triệu chứng
Có triệu chứng hen ban ngày trong > vài phút, > 1 lần/tuần? Có □   Không □ Kiểm soát tốt

 

Không cái nào

Kiểm soát một phần

 

1-2 trong số này

Không kiểm soát

 

3-4 trong số này

Có bất kỳ hạn chế hoạt động nào do hen? (chạy/chơi ít hơn trẻ khác, dễ mệt trong lúc đi bộ/chơi) Có □   Không □
Cần thuốc giảm triệu chứng SABA> 1 lần/tuần? Có □   Không □
Có lần nào thức giấc ban đêm hoặc ho ban đêm do hen không? Có □   Không □

                                    Bảng 4: Đánh giá kiểm soát hen của trẻ ≤ 5 tuổi1

  1. Ngưng điều trị2:
  • Cân nhắc ngưng điều trị duy trì nếu trẻ hết triệu chứng trong 6-12 tháng, đang ở bậc điều trị thấp nhất và không có yếu tố nguy cơ.
  • Tuy nhiên, không nên ngưng điều trị vào mùa trẻ hay bị nhiễm trùng hô hấp, mùa có nhiều phấn hoa, hoặc trẻ đi du lịch.
  • Cần tái khám sau 3-6 tuần ngưng thuốc; để kiểm tra xem có tái xuất hiện triệu chứng không, nếu có, cần điều trị lại.
  1. Xây dựng bản kế hoạch hành động hen cho bệnh nhân1:

Bản kế hoạch hành động hen nên được cung cấp cho gia đình hoặc người chăm sóc của tất cả các trẻ hen. Bản kế hoạch hành động hen gồm:

  • Mô tả cách cha mẹ hoặc người chăm sóc nhận biết khi nào triệu chứng hen diễn tiến xấu.
  • Liều thuốc kiểm soát và thuốc giảm triệu chứng, khi nào cần tăng liều?
  • Khi nào và làm thế nào để tìm đến cơ sở y tế, các số điện thoại của dịch vụ cấp cứu có sẵn (ví dụ: phòng cấp cứu của bệnh viện, dịch vụ xe cứu thương ).
  1. HƯỚNG DẪN TẠM THỜI VỀ XỬ TRÍ HEN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19:
  • Ngừng ICS hoặc OCS (cho hen nặng) thường dẫn đến việc hen trở nặng1.
  • Khuyến cáo bệnh nhân hen vẫn tiếp tục điều trị duy trì, đặc biệt các liệu pháp chứa ICS, và OCS (nếu được chỉ định)1.
  • Bảo đảm tất cả các bệnh nhân đều có bản kế hoạch hành động hen1
  • Phun khí dung bệnh nhân hen trẻ em trong thời kỳ đại dịch: nên được tiếp tục nhưng cần thận trọng và có các biện pháp bảo vệ đầy đủ: nguy cơ lây truyền không chắc chắn từ phun khí dung cho bệnh nhân dương tính với COVID-19, hiểu và tuân thủ các biện pháp an toàn chính trong khi phun khí dung8
  • Các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn phun khí dung8:
  • Vệ sinh tay: rửa tay bằng xà bông ít nhất 20 giây và lau khô bằng khăn dùng một lần hoặc Nước rửa tay ít nhất 70% nồng độ cồn
  • Kỹ thuật vô trùng khi lắp thiết bị và pha thuốc: găng tay, khẩu trang, áo choàng dài tay dùng một lần
  • Giữ khoảng cách tối thiểu 1.5m với trẻ
  • Làm sạch và khử trùng bề mặt trong phòng (tay nắm cửa, bàn làm việc…) nơi thực hiện phun khí dung: ethanol 70% trong tối thiểu 1 phút
  • Quy trình phun khí dung cho trẻ tại nhà8:
  • Trẻ cần phun khí dung trong phòng riêng/khu vực chuyên dụng, đảm bảo thông khí đầy đủ: mở cửa, phun khí dung ngoài nhà nếu được (trong vườn, gara xe, hiên nhà…)
  • Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân đầy đủ (nếu trẻ nghi ngờ/ nhiễm COVID-19) hoặc sử dụng găng tay, áo choàng, mặt nạ (trẻ không có triệu chứng COVID-19)
  • Trẻ phun khí dung một mình hoặc giữ khoảng cách ≥ 1.5m. Nếu khoảng cách nhỏ hơn cần mặc đầy đủ bảo hộ cá nhân và lắp màng lọc HEPA vào máy phun khí dung nếu có (trẻ nghi ngờ/ nhiễm COVID-19)
  • Máy phun khí dung cần được làm sạch với chất tẩy rửa, khử trùng và làm khô sau mỗi lần sử dụng.

 

Từ viết tắt:

– SABA: short acting beta 2 agonist – Đồng vận beta 2 tác dụng ngắn

– ICS: inhaled corticosteroid – Corticosteroid dạng hít

– OCS: oral corticosteroid – Corticosteroid dạng uống

– LTRA: leukotriene receptor antagonist – Kháng thụ thể leukotriene

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. GINA 2022, www.ginasthma.org
  2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em dưới 5 tuổi (2016)
  3. GINA patient guide 2022
  4. Welch MJ, Clin Pediatr (Phila). 2008;47(8):744-56
  5. Welch MJ et al., Ped Allergy Immun Pulmo. 2010;23(2):113-20
  6. Moloney E, et al. Chest. 2002;121(6):1806-11
  7. Đồng thuận Quốc gia về liệu pháp khí dung trong điều trị bệnh lý Hô hấp thường gặp ở trẻ em 2020 – Hội Hô Hấp Nhi Việt Nam
  8. International expert opinion on the use of nebulization for pediatric asthma therapy during the COVID-19 pandemic Shen K, et al. Journal of Thoracic Disease. 2021 July;13(7).

Tin khác đã đăng

Hội Phổi Việt Nam
CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH
healthy lung vietnam
AstraZeneca
Hội Hô hấp Việt Nam
Hội Hen - Dị Ứng - Miễn Dịch Lâm Sàng TP.HCM