LÀM GÌ KHI HEN TRỞ NẶNG?



Dấu hiệu nhận biết khi hen trở nặng1 Đợt cấp hen phế quản là sự xuất hiện nặng lên của các triệu chứng khó thở, ...

Dấu hiệu nhận biết khi hen trở nặng1

Đợt cấp hen phế quản là sự xuất hiện nặng lên của các triệu chứng khó thở, ho, khò khè, nặng ngực và giảm chức năng thông khí phổi. Đợt cấp thường xảy ra khi phản ứng với phơi nhiễm các yếu tố bên ngoài (ví dụ nhiễm vi rút đường hô hấp trên, phấn hoa hoặc chất ô nhiễm) và/hoặc tuân thủ thuốc kiểm soát kém.

Đợt cấp có thể xuất hiện ở bất cứ bệnh nhân hen nào, ngay cả khi hen phế quản đã được kiểm soát tốt.

Dấu hiệu nhận biết vào đợt cấp

  • Các triệu chứng khó thở, khò khè, nặng ngực, ho tăng lên so với trước.
  • Các cơn xuất hiện mau hơn trước.
  • Cơn hen kém đáp ứng với điều trị vẫn thường dùng.
  • Tăng nhu cầu dùng thuốc cắt cơn.
  • Giảm dần mức lưu lượng đỉnh, tăng sự khác biệt giữa sáng và chiều.

Dấu hiệu nhận biết cơn hen nặng

  • Khó thở liên tục không nằm được (phải ngồi ngả ra trước để thở).
  • Nghe phổi có nhiều ran rít hai phổi, cả khi hít vào và thở ra.
  • Nói từng từ (khó nói, khó ho).
  • Tình trạng tinh thần kích thích.
  • Vã mồ hôi.
  • Tím tái.
  • Co kéo các cơ hô hấp phụ: cơ ức đòn chũm, cơ liên sườn, cơ cánh mũi.
  • Thở nhanh
  • Tụt SpO2 < 90%
  • Nhịp tim nhanh
  • Huyết áp tăng bất thường hoặc xuất hiện dấu hiệu suy tim phải.
  • % PEF sau liều dãn phế quãn: < 60% GTLT hoặc đáp ứng kéo dài < 2h.

Các dấu hiệu của cơn hen nguy kịch

  • Cơn ngừng thở hoặc thở chậm dưới 10 lần/phút.
  • Phổi im lặng (lồng ngực dãn căng, di động rất kém, nghe phổi: rì rào phế nang mất, không còn nghe thấy tiếng ran).
  • Nhịp tim chậm.
  • Huyết áp tụt.
  • Rối loạn ý thức.
  • Đôi khi có dấu hiệu thở nghịch thường ngực bụng luân phiên.
  • Bệnh nhân không nói được.

Các yếu tố nguy cơ khiến hen trở nặng dẫn tới đợt cấp2

  • Thuốc: ICS không được chỉ định; kém tuân thủ ICS; kỹ thuật hít không đúng; sử dụng SABA nhiều (tỷ lệ tử vong tăng nếu ≥ 1 bình 200 liều/ tháng, hoặc nguy cơ nhập viện tăng nếu dùng ≥ 3 bình 200 liều/ năm)
  • Bệnh đồng mắc: béo phì, viêm mũi mạn tính, GERD, dị ứng thức ăn, lo lắng, trầm cảm, có thai;
  • Phơi nhiễm: khói thuốc; tiếp xúc với dị nguyên; ô nhiễm không khí;
  • Có các vấn đề nghiêm trọng về tâm lý hay đời sống – kinh tế
  • Chức năng phổi: FEV1 thấp, đặc biệt nếu < 60% dự đoán; biến đổi nhiều;
  • Tăng bạch cầu ái toan trong đờm/ máu, tăng FENO

Cách bệnh nhân có thể xử trí tại nhà khi hen trở nặng2

  • Tự đánh giá mình thuộc nhóm nguy cơ nào trong kế hoạch hành động hen để có xử trí cơn hen phù hợp.
  • Một số thuốc có thể dùng xử trí tại nhà

Tăng dùng thuốc giảm triệu chứng: liều thấp ICS/formoterol hoặc SABA, khí dung hoặc bình xịt định liều kết hợp buồng đệm.

Tăng điều trị kiểm soát (trong 1-2 tuần)

  • Dùng đơn thuần corticoid phun hít: tăng liều gấp 4 lần;
  • Dùng duy trì ICS/formoterol: tăng liều gấp 4. Liều tối đa formoterol: 72mcg/ ngày;
  • Dùng duy trì ICS/LABA khác: tăng tới liều cao, hoặc xem xét bổ sung thêm một ICS để đạt liều ICS gấp 4 lần;
  • Dùng duy trì và giảm triệu chứng ICS/ formoterol: tiếp tục dùng liều duy trì. Tăng liều cắt cơn khi cần (cho tới đạt tối đa formoterol 72mcg/ ngày).

Corticoid uống:

  • Người lớn: prednisolone 40-50mg/ ngày. Dùng trong 5-7 ngày;
  • Trẻ em: 1-2mg/kg/ngày. Dùng trong 3-5 ngày;

Kế hoạch hành động hen

Mỗi bệnh nhân hen phế quản cần có kế hoạch hành động hen cho riêng mình. Mục tiêu là phát hiện và tự xử trí phù hợp khi hen trở nặng. Bệnh nhân cần nắm rõ ba khu vực trong kế hoạch gồm: Màu xanh khi bệnh hen đang kiểm soát tốt, màu vàng khi hen đang trở nên tệ hơn và màu đỏ khi hen rất tồi tệ và cần can thiệp y tế.

Màu xanh (Hen kiểm soát tốt):

  • Tôi không bị ho, khò khè, tức ngực hoặc khó thở bất cứ lúc nào.
  • Tôi có thể làm tất cả những điều tôi thường làm.
  • Tôi không cần dùng thuốc cắt cơn bất cứ lúc nào.

à Tiếp tục dùng thuốc kiểm soát lâu dài của bạn. Bác sĩ có thể xem xét điều chỉnh xuống thang liều thuốc kiểm soát của bạn.

Màu vàng (Hen đang trở nên tệ hơn) khi có một trong những triệu chứng sau

  • Tôi bị ho, khò khè, tức ngực hoặc khó thở.
  • Tôi thức dậy vào ban đêm vì bệnh hen suyễn của tôi.
  • Tôi không thể làm một số việc tôi thường làm.
  • Tôi dùng thuốc cắt cơn 3 lần mỗi tuần hoặc hơn.
  • Khi tôi đo lưu lượng đỉnh, lưu lượng đỉnh của tôi bằng một nửa đến ba phần tư lưu lượng đỉnh tốt nhất của tôi.

à Thêm thuốc cắt cơn và tiếp tục thuốc kiểm soát lâu dài của bạn. Nếu các triệu chứng của bạn trở nên tốt hơn sau một giờ tiếp tục kiểm tra chúng và tiếp tục dùng thuốc kiểm soát lâu dài.

Màu đỏ (cần đến bệnh viện hoặc gọi 115) khi có một trong các dấu hiệu sau

  • Tôi khó thở rất nhiều.
  • Thuốc cắt cơn không giúp được gì
  • Cần dùng thuốc cắt cơn mỗi ít nhất 4 giờ.
  • Tôi không thể làm bất cứ điều gì tôi thường làm.
  • Tôi đã ở trong khu vực màu vàng trong 24 giờ và tôi không khá hơn.
  • Khi tôi đo lưu lượng đỉnh, lưu lượng đỉnh của tôi chưa bằng một nửa lưu lượng đỉnh tốt nhất của tôi.

à Thêm các loại thuốc khác mà bác sĩ đã kê đơn và gọi cho bác sĩ của bạn. Nếu các triệu chứng của bạn không đỡ hơn và bạn không thể đến gặp bác sĩ, hãy đến bệnh viện.

Bệnh nhân hen phế quản cần biết gì để hạn chế vào đợt cấp?

  • Hiểu đúng về bệnh hen, cách điều trị, nhận biết yếu tố nguy cơ và dấu hiệu vào đợt cấp.
  • Tránh các yếu tố nguy cơ có thể khởi phát cơn hen
  • Sử dụng đúng về các nhóm thuốc cắt cơn và ngừa cơn.
  • Sử dụng đúng dụng cụ hít
  • Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tái khám đúng kỳ.
  • Điều trị bệnh đồng mắc
  • Lập kế hoạch hành động hen;
  • Tự theo dõi triệu chứng và/ hoặc với lưu lượng đỉnh kế

ThS.BS. Trần Nguyễn Ái Thanh

Trưởng khoa Nội – Bệnh viện quận Thủ Đức

Tài liệu tham khảo:

  1. https://ginasthma.org/gina-reports/
  2. https://kcb.vn/vanban/quyet-dinh-so-1851-qd-byt-ngay-24-thang-4-nam-2020-cua-bo-y-te-ve-viec-ban-hanh-tai-lieu-chuyen-mon-huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-hen-phe-quan-nguoi-lon-va-tre-em-tu-12-tuoi-tro

 

Tin khác đã đăng

Hội Phổi Việt Nam
CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH
healthy lung vietnam
AstraZeneca
Hội Hô hấp Việt Nam
Hội Hen - Dị Ứng - Miễn Dịch Lâm Sàng TP.HCM