LÀM THẾ NÀO PHÁT HIỆN SỚM BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH?



Trên thế giới có khoảng 384 triệu người mắc bệnh phối tắc nghẽn mạn tính  (COPD)1, gây ra 3 triệu ca tử vong mỗi năm2, ...

Trên thế giới có khoảng 384 triệu người mắc bệnh phối tắc nghẽn mạn tính  (COPD)1, gây ra 3 triệu ca tử vong mỗi năm2, và là nguyên nhân gây tử vong đến hàng thứ 33. Tại Việt Nam tỉ lệ COPD khoảng 4,2%4. Tỉ lệ COPD ngày càng gia tăng tại Việt Nam và trên toàn thế giới do tiếp xúc với các yếu tố độc hại mà đứng đầu là hút thuốc lá, kế đến là ô nhiễm môi trường, chất đốt sinh khối (đun nấu bằng than, củi,…) và phơi nhiễm nghề nghiệp (nghề mộc, nghề sơn, dệt may, xây dựng, …), cùng với sự già hóa dân số.

Tuy nhiên, COPD còn bị chẩn đoán dưới mức, khoảng 70% bệnh nhân COPD trên cầu chưa được chẩn đoán5. Và thường được chẩn đoán khi bệnh đã nặng, nhiều triệu chứng, chức năng hô hấp suy giảm nhiều, hoặc khi có đợt cấp cần nhập viện, khám cấp cứu. Hệ quả là chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị suy giảm, hạn chế các hoạt động hàng ngày hoặc thậm chí phải nghỉ làm; gia tăng gánh nặng chi phí cho bệnh nhân và xã hội.

Vây làm thế nào để sàng lọc và phát hiện sớm COPD?

Các triệu chứng thường gặp ở người bệnh COPD là ho, khạc đàm và khó thở. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường nhẹ. Bệnh nhân thường bỏ qua và nghĩ rằng đây là triệu chứng bình thường do hút thuốc lá. Trong khi đó, hút thuốc là nguyên nhân quan trọng nhất gây COPD, 80%-90% người mắc COPD liên quan đến hút thuốc lá. Ngay cả khi khó thở khi gắng sức (xuất hiện khi đi lên cầu thang, khi đi bộ nhanh trên đường bằng ….), nhiều khi bệnh nhân cũng chủ quan, không để ý và cho rằng đây là biểu hiện thông thường do tuổi già.

Người bệnh COPD thường kèm theo các bệnh kết hợp như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, do đó có thể chồng lấp với triệu chứng các bệnh này, và có thể là lý do bỏ sót chẩn đoán.

Hiện nay chẩn đoán COPD cần dựa vào đo chức năng hô hấp, khi chỉ số FEV1/FVC sau thuốc giãn phế quản < 0,7 thì được chẩn đoán xác định1. Tuy nhiên, xét về lợi ích thì sàng lọc COPD bằng đo chức năng hô hấp không được ghi nhận. Chức năng hô hấp chỉ nên thực hiện những trường hợp có triệu chứng lâm sàng hoặc tiếp xúc với tố nguy cơ. Như vậy, việc áp dụng bộ câu hỏi sàng lọc những người nguy cơ mắc bệnh cao, sau đó thực hiện đo chức năng hô hấp để chẩn đoán xác định. Có các công cụ, bộ câu hỏi giúp nhận diện sớm nguy cơ COPD. Dưới đây là 2 bộ câu hỏi thường được sử dụng để sàng lọc phát hiện sớm COPD:

Bộ câu hỏi PUMA sàng lọc COPD6
STT Thông số Điểm
1 Giới tính Nữ 0
Nam 1
2  

Tuổi (năm)

40-49 0
50-59 1
60 + 2
3  

Số bao thuốc/năm

< 20 0
20-30 1
> 30 2
4 Khó thở Không 0
1
5 Đàm mạn tính Không 0
1
6 Ho mạn tính Không 0
1
7 Đã từng đo hô hấp ký Không 0
1
  Tổng điểm    

 

Bảng câu hỏi sàng lọc COPD của GOLD7
STT Dấu hiệu
1 Ho vài lần mỗi ngày trong hầu hết các ngày trong tuần
2 Khạc đàm trong hầu hết các ngày trong tuần
3 Dễ bị khó thở hơn người cùng tuổi
4 Trên 40 tuổi
5 Đang hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc lá

Nếu tổng điểm PUMA ≥ 5 điểm hoặc “có” từ 3 dấu hiệu theo bảng câu hỏi của GOLD, bạn nên đi khám bệnh để được làm hô hấp ký nhằm phát hiện sớm Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Cần làm gì khi được chẩn đoán COPD?

  • Khi đã được chẩn đoán COPD thì cần bắt đầu điều trị sớm
  • Điều trị COPD kết hợp liệu pháp dùng thuốc và không dùng thuốc:
Liệu pháp không dùng thuốc Liệu pháp dùng thuốc
–      Cai thuốc lá (thuốc lào) là việc cần phải làm ngay

–      Giảm thiểu tiếp xúc chất độc hại từ môi trường sống và làm việc

–      Tiêm vaccine ngừa cúm hàng năm và vaccine ngừa viêm phổi do phế cầu mỗi 3 năm

–      Tập phục hồi chức năng hô hấp

–      Có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Có nhiều thuốc được sử dụng trong điều trị COPD

–      Thuốc giãn phế quản dạng hít

–      Thuốc corticosteroid dạng hít

…..

Tùy theo mức độ về điểm triệu chứng và nguy cơ đợt kịch phát bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng một hoặc phối hợp các loại thuốc nêu trên

Cần lưu ý dùng thuốc đúng kỹ thuật, đúng liều và duy trì đều theo hướng dẫn của thầy thuốc

Thường xuyên đánh giá hiệu quả, đáp ứng điều trị, và tác dụng không mong muốn có thể xảy ra

  • Cần tuân thủ các chế độ điều trị: dùng thuốc đều, đúng cách, đúng chỉ định của thầy thuốc; tập phục hồi chức năng phổi; chế độ dinh dưỡng hợp lý, và tái khám theo lịch để đạt hiệu quả điều trị COPD cao nhất.

ThS.BS. Nguyễn Văn Thành

Trưởng khoa Bệnh phổi mạn tính – Bệnh viện Phổi trung ương

 

Tài liệu tham khảo

  1. Global Initiative for Chronic Pulmonary Ostructive Disease.Update 2019
  2. World Health Organization. Chronic respiratory diseases. Available at: http://www.who.int/respiratory/en/. Last accessed October 2016.
  3. World Health Organization. Chronic Obstructive Pulmonary Disorder. Available at: http://www.who.int/respiratory/copd/en/. Last accessed October 2016.
  4. National prevalence survey of chronic obstructive pulmonary disease in Viet Nam. 42nd Union World Congress on Lung Health 2011
  5. Am J Respir Crit Care Med Vol 198, Iss 9, pp 1130–1139, Nov 1, 2018
  6. López MV, et al. Respirology. 2016; 21:1227-34.
  7. Am J Respir Crit Care Med 2017;195: A3667 

Tin khác đã đăng

Hội Phổi Việt Nam
CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH
healthy lung vietnam
AstraZeneca
Hội Hô hấp Việt Nam
Hội Hen - Dị Ứng - Miễn Dịch Lâm Sàng TP.HCM